Tôi kể bạn nghe chuyện nghành y
ình đắn đo mãi mới quyết định viết nên bài này!
Đắn đo vì mình cũng được gọi là người ngành y, mình lại tự nói về ngành mình nghe chừng người ngoài ngành sẽ có chút gì đó không tin, nghĩ rằng mình nói quá, nghĩ rằng mình đang cố nói tốt về ngành y. Đắn đo vì mình cũng có rảnh rỗi, có nhiều thời gian đâu để ngồi viết lan man. Đắn đo vì nhiều thứ khác nữa. Nhưng mình cũng cố gắng viết nên những gì thực tế nhất, những gì về ngành y mà trong 5 năm qua mình thấy, mình chứng kiến, mình cảm nhận được.
Hôm nay là ngày thầy thuốc Việt Nam, mình cũng chỉ định lặng im nhìn ngày này trôi qua như những ngày bình thường khác. Lên mạng nhìn thấy những hình ảnh, những lời chúc của bạn bè cũng cảm thấy ấm lòng đôi chút. Nhưng cũng vô tình khi thấy một bạn sinh viên đăng 1 status nói rằng mọi người lãng quên ngày thầy thuốc, phía dưới là một vài comments nói rằng “Y đức đã xuống thấp đến cực điểm, nhớ đến để làm gì”. Rồi còn một vài người khác cũng nhảy vào ủng hộ cái comments trên. Thử hỏi các bạn hiểu được bao nhiêu về ngành y? Các bạn hãy tự xem lại bản thân mình xem có đủ tư cách để nói đến từ ” y đức” hay không? Các bạn có đủ tư cách để đánh giá “y đức” không? Mong rằng khi các bạn đọc những chia sẻ rất thật của mình bên dưới thì các bạn hãy hiểu đúng hơn về ngành y chúng mình. Chúng mình không cần các bạn “thương”, chỉ cần các bạn hiểu đúng về ngành y, công bằng hơn về ngành y chúng tớ. Như vậy là quá đủ rồi.
Trước khi nói về y đức mình muốn mọi người hãy nhìn lại xem con đường trở thành người ngành y như thế nào. Các bạn đều biết rằng, để vào được trường y thì các bạn học sinh, sinh viên phải nỗ lực rất nhiều. Hầu như những bạn vào được trường y đều là những bạn rất ngoan, học giỏi và chắc chắn rằng bạn không phải lo về đạo đức của những bạn học sinh, sinh viên đó. Bạn có thấy mấy người học sinh cá biệt nào mà lại học giỏi, có thể thi đỗ vào trường y hay không? Khi vào được trường y rồi, các bạn ấy còn phải trải qua quá trình học tập rèn luyện rất vất vả. Các bạn đâu biết rằng ngay từ khi còn là sinh viên, các bạn sinh viên y đã được trải qua rất nhiều các cung bậc cảm xúc. Người ngoài ngành như các bạn mấy ai thật sự hiểu được các cảm xúc thật của con người. Chỉ khi trải qua, khi chứng kiến thì các bạn mới thật sự hiểu. Những ngày đi bệnh viện, chứng kiến những câu chuyện, những cảnh ngộ của các bệnh nhân và người nhà của họ mình mới thật sự hiểu các cung bậc cảm xúc. Có lần đi trực mình chứng kiến cảnh một ông bố khóc khi đứa con trai của ông bị đau. Chứng kiến một người đàn ông mạnh mẽ tưởng như cắt da cắt thịt ông cũng không hề khóc mà lại rưng rưng nước mắt vì cậu con trai đang bệnh đó là lúc mình cảm nhận rõ tình phụ tử. Rồi còn nhiều những cung bậc cảm xúc khác nữa. Nhớ những lần cấp cứu bệnh nhân ngừng tim, cả thầy cả trò đều khẩn trương xử trí, ép tim, bóng bóng… Mình còn nhớ có lần 2h sáng phải cấp cứu một bệnh nhân ngừng tim, thầy và trò luân phiên nhau ép tim cho bệnh nhân. Khẩn trương, lo lắng cấp cứu cứu sống bệnh nhân, rồi cảm thấy vui khi bệnh nhân được cứu sống… Có rất nhiều những cung bậc cảm xúc mà mình thật khó để diễn tả – những cảm xúc mà có lẽ chỉ khi được chứng kiến, được trải qua mới hiểu được. Những cảm xúc ấy người ngành y mình phải trải qua hết đấy các bạn ạ. Nói như vậy để các bạn biết rằng người ngành y chúng mình không hề vô cảm. Họ đều có cảm xúc, đều thương yêu người bệnh, đều hết lòng vì bệnh nhân.
Nói về y đức! Mình không biết mọi người nhìn nhận, đánh giá về y đức như thế nào. Nhưng với mình, với ý kiến cá nhân của mình thì để đánh giá y đức nói riêng, hay đánh giá một thứ gì đó nói chung thì chúng ta cũng nên nhìn nhận một cách tổng thể, nhìn nhận cả một quá trình. Chứ đừng nên nhìn nhận một thời điểm, càng không nên nhìn nhận một sự việc, một con người mà quy kết mà đánh giá cho cả ngành. Khi nói “y đức đã xuống thấp đến cực điểm” không biết các bạn có nghĩ đến rất rất nhiều những người thầy thuốc vẫn luôn tận tâm, vẫn đang ngày đêm chăm lo cho sức khỏe nhân dân hay không? Các bạn có biết rằng hàng năm vẫn có biết bao nhiêu đợt khám chữa bệnh miễn phí cho các huyện vùng sâu vùng xa do rất nhiều đơn vị tổ chức.
– Chẳng cần phải nói đâu xa xôi, ngay như vụ sập cầu ở Lai Châu gần đây, đoàn công tác từ bệnh viện Bạch Mai và bệnh Việt Đức cũng rất khẩn chương, nghiêm túc trong việc hỗ trợ giúp đỡ địa phương. Các thầy làm việc khẩn trương đến mức còn chẳng kịp ăn uống. Đây có được gọi là y đức hay không?
– Một sự việc khác cũng diễn ra vào đúng đợt Tết vừa qua, vụ dịch nhiễm trùng vết mổ do vi khuẩn lao không điển hình xảy ra ở Hà Giang. Lần đó đoàn công tác do các thầy cô, các bác sĩ, nhân viên y tế bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Phổi Trung Ương cũng quên cả không khí Tết để đến với Hà Giang giúp đỡ địa phương, vượt quãng đường hơn 400 km, bất kể đêm tối, giá lạnh… để đến khám, kiểm tra, lấy mẫu bệnh phẩm, bảo quản bệnh phẩm rồi khẩn trương đem về Hà Nội, trực tiếp làm xét nghiệm để kiểm tra…
– Hồi giáp Tết khi trực ở bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương, hồi đó mỗi ngày trực có tới 30 ca (+) với cúm A ( test nhanh ), các nhân viên y tế đã phải làm việc rất vất vả, mình trực cùng một anh bác sĩ rất tốt, luôn ân cần, thăm khám kỹ lưỡng cho các bệnh nhân. Thi thoảng vắng bệnh nhân 2 anh em có nói chuyện, tâm sự. Anh nói “làm cái nghề của mình vất vả, làm tốt thì không sao, có việc gì cái là đi luôn. Anh bảo là thương đứa con gái của anh, năm nào cũng bị một trận cúm do bố nó mang từ bệnh viện về”… Những hy sinh thầm lặng này mấy ai hiểu đâu.
– Rồi còn rất nhiều, rất nhiều những việc làm thầm lặng khác mà người ngành y chúng tớ làm có mấy ai thấu. Mình có một ông thầy làm việc tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khi đọc báo thấy báo đưa tin có 2 cụ già lang thang, đang trú ngụ ở gầm cầu… Sau giờ làm thầy cũng thu xếp đi xem xem thực hư câu chuyện như thế nào. Rồi còn giúp đỡ 2 cụ đó quần áo, cơm nước, liên hệ người nhận nuôi, liên hệ khám chữa bệnh từ thiện cho 2 cụ đó… v.v Mặc dù thầy rất bận, mặc dù thầy cũng chẳng giàu. Nhưng thầy vẫn giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn dù họ cũng chẳng có quan hệ gì với mình cả. Thử hỏi trong các bạn có bao nhiêu người làm được những việc như thế? Mình nghĩ những việc đời thường như thế này nó cũng đánh giá phần nào cái gọi là ” y đức” đó các bạn ạ.
Nói về ngành tớ thì nhiều lắm, tớ cũng chán phải ca đi ca lại bài ca khổ sở với các bạn lắm rồi. Nhưng tớ kể lại để cho các bạn hiểu hiểu thêm phần nào.
– Sinh viên y bọn tớ ngoài chuyện học hành trực chọt vất vả ra, còn biết bao nhiêu chuyện mà ít người biết được. Các bạn có biết là một ngày của bọn tớ nó như thế nào ko? Ngoài việc học hành, đi trực, phần lớn các bạn sinh viên còn cố gắng đi làm thêm, đi dạy thêm để đỡ tiền cho gia đình. Quỹ thời gian bình thường đã hạn chế rồi, ấy vậy mà các bạn vẫn chăm chỉ đi làm, đi dạy. Bởi vì các bạn biết lo cho gia đình, lo cho bố mẹ. Phần lớn các bạn học y đều rất ngoan là thế. Nhưng đó không phải là tất cả, các bạn có biết là khi đi viện, đi trực thì các bạn sinh viên còn phải làm gì không? Phải mất tiền gửi xe, tiền ăn… Có bạn tiết kiệm còn chẳng dám ăn uống nhiều, có được cái bánh mỳ, hộp sữa là ổn rồi. Ấy vậy mà vẫn còn phải tỉnh táo để theo dõi bệnh nhân, để làm nhiệm vụ trong tua trực. Có khi còn phải ép tim, bóp bóng cho bệnh nhân… Đêm thì được ngủ một ít, kê ghế ngủ, lạnh, đau lưng… Trong khi các bạn sinh viên trường ngoài đang ở nhà nghỉ ngơi, chơi game… thì các bạn sinh viên y chúng tớ đang làm việc như vậy đó. Những chuyện đó mấy ai hiểu đâu. Rồi còn biết bao nhiêu những vất vả trong đêm trực. Tớ đi trực, có những đêm trực thức trắng đêm, bệnh nhân theo dõi thì diễn biến liên tục. Có những bệnh nhân dù không muốn nhưng tớ phải đo huyết áp 30 phút/lần. Có những bệnh nhân sốt cao 40 -41 độ C, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, tớ phải hướng dẫn người nhà bệnh nhân chườm cho bệnh nhân, phải trực tiếp chườm cho bệnh nhân…
… Vất vả là thế nhưng mấy ai hiểu và thông cảm cho ngành y chúng tớ đâu. Người ngành y chúng tớ còn phải tiếp xúc với biết bao thể loại người như côn đồ đâm chém nhau rồi vào viện, rồi cả cánh nghiện ngập, HIV, Viên gan B… Người ngành y chúng tớ còn phải tiếp xúc với biết bao mầm bệnh, tiếp xúc với những chất thải của chính bệnh nhân, tiếp xúc với biết bao nguy cơ. Nhưng có mấy ai hiểu được đâu. Nghề của chúng tớ không phải là ngồi mát ăn bát vàng như nhiều bạn vẫn tưởng đâu.
Chuyện ngành chúng tớ thì nhiều lắm. Nếu bạn là người sống có tâm thì bạn hãy đến khoa A9, khoa Thận tiết niệu, khoa Tiêu hóa, khoa Hô hấp, khoa Thần kinh … của bệnh viện Bạch Mai, hãy đến Viện Chấn thương chỉnh hình, khoa Phẫu thuật sọ não, phòng khám cấp cứu … của bệnh viện Việt Đức, hãy đến với khoa Điều trị tích cực, khoa Cấp cứu bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương… và chiêm ngưỡng một ngày làm việc của các nhân viên y tế. Các bạn hãy đến và chỉ để xem một ngày làm việc của các nhân viên y tế bọn tớ là như thế nào. Hãy ghi lại một ngày họ nhận được bao nhiêu tiền từ bệnh nhân, bao nhiêu % trong số đó là lời cảm ơn từ bệnh nhân mà họ đã từ chối, so sánh với công sức họ bỏ ra trong một ngày làm việc vất vả… Rồi sau đó đánh giá mọi thứ là do bạn.
Còn chuyện y đức, các bạn đừng bao giờ đánh giá cả một ngành khi chỉ nhìn từ một khía cạnh, nhìn từ một sự việc. Nếu bạn cảm thấy chưa hài lòng về một bác sĩ A, B, C nào đó cụ thể thì bạn cứ nói thẳng ra, và phải có đầy đủ bằng chứng nhé. Còn đừng vơ đũa cả nắm, dùng một hai cái hiểu biết phiến diện nhỏ tí xíu của mình về một ngành khác để công kích. Người trong ngành chúng tớ cũng đông, nếu muốn làm cho cái xã hội này hiểu tầm quan trọng của chúng tớ thì dễ thôi, nghỉ làm 1 ngày là ra hết mọi vấn đề. Nhưng mà làm thế thì chúng tớ là tội nợ của xã hội. Nên hàng ngày vẫn bao nhiêu anh chị bác sĩ y tá cắm đầu vào làm việc, bỏ qua những nỗi nhục nhã từ phía bệnh nhân và gia đình bệnh nhân ban phát cho, sống như một bức tượng trước những bài báo, những lời đồn thổi thất thiệt, mà trong lòng vẫn khóc thầm vì mình không như thế.
Còn nói về chuyện lương bác sĩ thấp, mình không có ý kiến gì cả. Nhưng nói như một số bạn trường kinh tế. ” Lương chúng mày thấp thì phải hỏi ông giám đốc bệnh viện, nếu mà không chịu tăng lương thì chúng mày đình công, biểu tình giống như ở các công ty chứ đừng có bóc lột bệnh nhân ” – đây là một ý kiến của một bạn trên mạng nói về ngành y mà mình vô tình đọc được.
Ngành y chúng tớ mà biểu tình, mà đình công một ngày thôi thì có lẽ biết bao người, biết bao bệnh nhân nặng chết ngay. Còn chuyện mà bạn ấy nêu ra, vì lương thấp mà bác sĩ đi hành hạ, làm khổ bệnh nhân thì mình chưa từng thấy ai như vậy. Xin đừng nghĩ xấu cho ngành y như thế. Tiền mà bác sĩ kiếm được nhiều khi là do họ làm thêm ở phòng khám, làm thêm các công việc khác. Chứ lương nhà nước trả cho bác sĩ thì thấp lắm các bạn ạ.
Thêm cả chuyện phong bì, chuyện tham nhũng. Các bạn nói về ngành y với nạn phong bì. Nhưng theo kết quả khảo sát được Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng thế giới công bố thì 4 lĩnh vực bị đánh giá tham nhũng nhiều nhất là cảnh sát giao thông, quản lý đất đai, hải quan và xây dựng. Ngành y đang đứng ở đâu thưa các bạn? Xin hãy công bằng hơn với ngành y!
Chuyện về ngành y chúng tớ thì dài lắm. Mình cũng chẳng thể nói cho các bạn hiểu hết được. Nếu các bạn là những người có tâm thì hãy nhìn nhận về ngành y chúng tớ một cách công bằng hơn.
Thay cho lời kết xin phép được trích dẫn bài thơ ” Thầm lặng ngành y ” của Bs Nhâm Tuấn Anh, bệnh viên Xanh Pôn.
Cũng nhân ngày thầy thuốc Việt Nam, chúc cho tất cả các thầy thuốc, nhân viên y tế, các bạn sinh viên y trên cả nước luôn mạnh khỏe, luôn vững bước trên con đường chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Thầm lặng ngành Y
Thầm lặng, hai tiếng ngành Y
Từ lúc vào học đến khi ra trường
Sáng bệnh viện, chiều giảng đường
Cùng những đêm trực, coi thường tuổi xuân
Từ lúc vào học đến khi ra trường
Sáng bệnh viện, chiều giảng đường
Cùng những đêm trực, coi thường tuổi xuân
Thầm lặng, xin việc gian truân
Được khi lương lĩnh … muôn phần gian nan
Cuộc sống vẫn phải lo toan
“Miếng cơm manh áo” chu toàn sao đây !
Được khi lương lĩnh … muôn phần gian nan
Cuộc sống vẫn phải lo toan
“Miếng cơm manh áo” chu toàn sao đây !
Thầm lặng sống, thầm lặng xây
Ngành Y, hai tiếng từ đây gắn liền
Phải quên hai chữ “kim tiền”
Thầm lặng, vun đắp “mẹ hiền” ngành Y
Ngành Y, hai tiếng từ đây gắn liền
Phải quên hai chữ “kim tiền”
Thầm lặng, vun đắp “mẹ hiền” ngành Y
Thầm lặng, trước những thị phi
Người đời “ban tặng” ngành Y mỗi ngày
Thầm lặng, chia sẻ đắng cay
Tai biến, sai sót … bị “quây” cả ngành
Người đời “ban tặng” ngành Y mỗi ngày
Thầm lặng, chia sẻ đắng cay
Tai biến, sai sót … bị “quây” cả ngành
Thầm lặng, cả lúc rạng danh
Bao nhiêu công trạng, ngoài ngành biết chăng !
Thầm lặng, trước những khó khăn
Gồng mình, thầm lặng, mình oằn biết đâu !
Bao nhiêu công trạng, ngoài ngành biết chăng !
Thầm lặng, trước những khó khăn
Gồng mình, thầm lặng, mình oằn biết đâu !
Thầm lặng, trước những nỗi đau
Chăm sóc người bệnh khỏi mau, sớm lành
Thầm lặng, vun những mầm xanh
Cho cây xã hội thêm cành tốt tươi
Chăm sóc người bệnh khỏi mau, sớm lành
Thầm lặng, vun những mầm xanh
Cho cây xã hội thêm cành tốt tươi
Thầm lặng, khẽ mỉm miệng cười
Vẫn nghề cao quý, cuộc đời ngành Y …
Vẫn nghề cao quý, cuộc đời ngành Y …
Leave a Comment