Có nhà báo nhầm lẫn giữa bác sĩ với giáo sĩ
Từ câu chuyện PGS.TS Vũ Bá Quyết bị cho là từ chối mổ một bệnh nhân là người viết báo, dư luận có dịp bàn tán sôi nổi về vấn đề khá hóc búa trong đạo đức y học hiện nay, rằng bác sĩ có được quyền từ chối điều trị cho bệnh nhân hay không?
Tôi muốn mở đầu câu trả lời bằng chính lời khuyên của Hippocrates: "Bác sĩ nên từ chối điều trị cho bệnh nhân khi biết họ đang hoặc sẽ có những việc làm có thể vô hiệu hóa, chế ngự hay khuất phục bác sĩ".
Lịch sử thế giới ghi nhận, không ít lần các danh y đã bỏ rơi bệnh nhân, như câu chuyện đặc biệt của 3 vị hoàng đế thuộc đế quốc Hy Lạp cổ đại. Giải thích cho điều này, các nhà đạo đức y học thường cho rằng, việc điều trị các căn bệnh nan y thời đó là sự thách thức với tự nhiên và ngạo mạn với các vị thần. Nhưng thử hỏi, liệu có áp lực gì đó từ các vị hoàng đế lên chính các thầy thuốc, để thầy thuốc không dám nhận điều trị và bỏ mặc các vị hoàng đế của mình cho đến chết?
Với một bác sĩ, tâm hồn và kiến thức y khoa là hai thứ luôn song hành cùng nhau, sẽ rất nguy hiểm nếu bác sĩ chỉ sử dụng một trong hai thứ đó trong thực hành điều trị, mà điều đó chắc chắn sẽ xảy ra mỗi khi bác sĩ bị đe dọa. Thực tế điều trị cho thấy, sự thông hiểu của người bệnh đối với bác sĩ sẽ giúp cho giá trị của kiến thức y khoa tăng lên rất nhiều lần, sự chia sẻ của bác sĩ dành cho người bệnh sẽ làm cho quá trình điều trị được rút ngắn đi đáng kể. Nhưng ở những bệnh viện quá tải, sự chia sẻ từ phía bác sĩ là rất khó, nên người bệnh rất dễ bức xúc, họ sẵn sàng gây sự, thậm chí là hành hung bác sĩ. Cuối cùng thì người trả giá đắt vẫn là bệnh nhân, bởi họ vô tình làm cái việc dại dột là tách rời trái tim và tâm hồn ra khỏi cơ thể bác sĩ.
Câu chuyện của PGS.TS Vũ Bá Quyết cũng vậy, ông đã một lần bị đưa lên mặt báo, nên đó sẽ là yếu tố tâm lí khiến ông có hành động bộc phát mang tính tự bảo vệ khi lần này ông gặp chính cô phóng viên của tờ báo đó. Tôi đã tìm hiểu 2 bài viết về ông, thì thấy việc làm của ông mà báo đề cập cũng đâu có gì sai, nếu không muốn nói đó là một mô hình đáng khuyến khích ở thời điểm hiện tại để kích thích cho nền y tế nước nhà có cơ hội phát triển.
Và cũng từ câu chuyện này, tôi cảm nhận dường như báo chí đã có sự nhầm lẫn. Nhà báo đã hiểu chưa đúng về bác sĩ, họ nhầm lẫn bác sĩ với giáo sĩ, nên không chấp nhận những chuyện phải trả tiền cao cho ca mổ dịch vụ, không chấp nhận việc bác sĩ từ chối mổ vì bất kì những lí do gì. Thực sự trong môi trường y tế hiện nay, đa số bác sĩ hành nghề không phải để kiếm được nhiều tiền, bởi họ có những cách khác kiếm tiền tốt hơn nhiều. Nhưng hầu hết các bác sĩ theo đuổi nghề vẫn phải trăn trở với đồng tiền, bởi vì họ còn có gia đình, có nhiều chi phí phải trả.
Tôi dám chắc ở xã hội nào cũng vậy, chỉ khi nào bác sĩ là thánh, thì họ sẽ điều trị cho người bệnh vô điều kiện. Nhưng không vì thế mà chúng tôi đánh rơi y đức, bởi y đức không đơn thuần chỉ là một bộ phận thiết yếu trong lĩnh vực y khoa, mà nó là cốt lõi, là y nghiệp của mỗi người thầy thuốc chúng tôi.
Ông tổ nghề y Hippocrates đã xây dựng đạo đức y học dựa trên nguyên lí “không làm hại người bệnh”. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu PGS.TS Vũ Bá Quyết cứ nhắm mắt nhận mổ cho cô phóng viên lần này, khi mà ông xem lại hồ sơ thì đã mơ hồ nhận ra kịch bản giống hệt như lần trước?
Bác sĩ không phải chỉ mổ cho một tạng, mà còn nhiều hơn thế, không phải chỉ điều trị cho một căn bệnh, mà là điều trị cho cả một con người. Trước bệnh nhân, việc đầu tiên bác sĩ phải làm là điều trị tâm bệnh, bởi vậy mà tâm của bác sĩ phải sáng, tinh thần phải thật thoải mái thì mới có thể điều trị được.
Tôi tin PGS.TS Vũ Bá Quyết từ chối ca mổ này là bởi ông hiểu hơn ai hết mổ xong chưa phải đã là kết thúc, mà nó mới chỉ là bước khởi đầu cho một quá trình điều trị phức tạp. Y học bao gồm cả khoa học và nghệ thuật cuộc sống, nghệ thuật y khoa liên quan đến việc áp dụng các bí quyết kĩ thuật một cách có trách nhiệm và đạo đức. Tôn trọng quyền của người bệnh, nhưng không có nghĩa bất cứ điều gì người bệnh muốn thì bác sĩ đều phải đáp ứng.
Trên thế giới, tôi chưa tìm thấy quốc gia nào đưa ra điều luật cấm bác sĩ từ chối điều trị cho bệnh nhân, ngoại trừ trường hợp bệnh nhân cấp cứu. Ở các nước có nền y học và xã hội phát triển, như ở Mỹ, thì quy định trở nên rất rõ ràng. Luật điều trị y tế trong trường hợp khẩn cấp (EMTALA) được áp dụng cho tất cả các bệnh viện ở Hoa Kỳ và vùng lãnh thổ. Theo đó, bác sĩ không có quyền từ chối điều trị cho bệnh nhân thuộc diện khẩn cấp, bất kể họ có khả năng trả tiền hay không.
Ngược lại, EMTALA quy định với những bệnh nhân không thuộc diện cấp cứu thì bác sĩ có quyền từ chối điều trị hoặc hoãn điều trị với những lí do như: Bác sĩ quá bận rộn không đủ thời gian tiếp nhận bệnh nhân mới; Bác sĩ không có mối quan hệ với công ty bảo hiểm y tế của người bệnh; Bác sĩ không muốn điều trị loại bệnh mà người bệnh mắc phải; Người bệnh không có tiền điều trị hoặc không thanh toán đủ tiền trong quá trình điều trị; Bệnh nhân gây rối; Bác sĩ phát hiện ra bệnh nhân hoặc người hôn phối là luật sư y tế đang có vấn đề không đúng với bác sĩ…
Nhiệm vụ của bác sĩ là mang những kiến thức khoa học dựa trên khả năng và sự phán đoán của mình để điều trị cho bệnh nhân một cách tốt nhất, nhưng y học là một ngành khoa học có những giới hạn của nó, đặc biệt liên quan đến vấn đề văn hóa, tôn giáo, trách nhiệm và quyền lợi. Bởi vậy mà việc từ chối điều trị nếu mang lại lợi ích cho bệnh nhân, thì cũng là một việc làm có ý nghĩa nhân văn, nên thay vì phán xét, người bệnh và xã hội cần có cái nhìn đa chiều, thấu hiểu và cảm thông đối với bác sĩ, trong đó có PGS.TS Vũ Bá Quyết và tôi.
Tôi muốn mở đầu câu trả lời bằng chính lời khuyên của Hippocrates: "Bác sĩ nên từ chối điều trị cho bệnh nhân khi biết họ đang hoặc sẽ có những việc làm có thể vô hiệu hóa, chế ngự hay khuất phục bác sĩ".
Lịch sử thế giới ghi nhận, không ít lần các danh y đã bỏ rơi bệnh nhân, như câu chuyện đặc biệt của 3 vị hoàng đế thuộc đế quốc Hy Lạp cổ đại. Giải thích cho điều này, các nhà đạo đức y học thường cho rằng, việc điều trị các căn bệnh nan y thời đó là sự thách thức với tự nhiên và ngạo mạn với các vị thần. Nhưng thử hỏi, liệu có áp lực gì đó từ các vị hoàng đế lên chính các thầy thuốc, để thầy thuốc không dám nhận điều trị và bỏ mặc các vị hoàng đế của mình cho đến chết?
Với một bác sĩ, tâm hồn và kiến thức y khoa là hai thứ luôn song hành cùng nhau, sẽ rất nguy hiểm nếu bác sĩ chỉ sử dụng một trong hai thứ đó trong thực hành điều trị, mà điều đó chắc chắn sẽ xảy ra mỗi khi bác sĩ bị đe dọa. Thực tế điều trị cho thấy, sự thông hiểu của người bệnh đối với bác sĩ sẽ giúp cho giá trị của kiến thức y khoa tăng lên rất nhiều lần, sự chia sẻ của bác sĩ dành cho người bệnh sẽ làm cho quá trình điều trị được rút ngắn đi đáng kể. Nhưng ở những bệnh viện quá tải, sự chia sẻ từ phía bác sĩ là rất khó, nên người bệnh rất dễ bức xúc, họ sẵn sàng gây sự, thậm chí là hành hung bác sĩ. Cuối cùng thì người trả giá đắt vẫn là bệnh nhân, bởi họ vô tình làm cái việc dại dột là tách rời trái tim và tâm hồn ra khỏi cơ thể bác sĩ.
Câu chuyện của PGS.TS Vũ Bá Quyết cũng vậy, ông đã một lần bị đưa lên mặt báo, nên đó sẽ là yếu tố tâm lí khiến ông có hành động bộc phát mang tính tự bảo vệ khi lần này ông gặp chính cô phóng viên của tờ báo đó. Tôi đã tìm hiểu 2 bài viết về ông, thì thấy việc làm của ông mà báo đề cập cũng đâu có gì sai, nếu không muốn nói đó là một mô hình đáng khuyến khích ở thời điểm hiện tại để kích thích cho nền y tế nước nhà có cơ hội phát triển.
Và cũng từ câu chuyện này, tôi cảm nhận dường như báo chí đã có sự nhầm lẫn. Nhà báo đã hiểu chưa đúng về bác sĩ, họ nhầm lẫn bác sĩ với giáo sĩ, nên không chấp nhận những chuyện phải trả tiền cao cho ca mổ dịch vụ, không chấp nhận việc bác sĩ từ chối mổ vì bất kì những lí do gì. Thực sự trong môi trường y tế hiện nay, đa số bác sĩ hành nghề không phải để kiếm được nhiều tiền, bởi họ có những cách khác kiếm tiền tốt hơn nhiều. Nhưng hầu hết các bác sĩ theo đuổi nghề vẫn phải trăn trở với đồng tiền, bởi vì họ còn có gia đình, có nhiều chi phí phải trả.
Tôi dám chắc ở xã hội nào cũng vậy, chỉ khi nào bác sĩ là thánh, thì họ sẽ điều trị cho người bệnh vô điều kiện. Nhưng không vì thế mà chúng tôi đánh rơi y đức, bởi y đức không đơn thuần chỉ là một bộ phận thiết yếu trong lĩnh vực y khoa, mà nó là cốt lõi, là y nghiệp của mỗi người thầy thuốc chúng tôi.
Ông tổ nghề y Hippocrates đã xây dựng đạo đức y học dựa trên nguyên lí “không làm hại người bệnh”. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu PGS.TS Vũ Bá Quyết cứ nhắm mắt nhận mổ cho cô phóng viên lần này, khi mà ông xem lại hồ sơ thì đã mơ hồ nhận ra kịch bản giống hệt như lần trước?
Bác sĩ không phải chỉ mổ cho một tạng, mà còn nhiều hơn thế, không phải chỉ điều trị cho một căn bệnh, mà là điều trị cho cả một con người. Trước bệnh nhân, việc đầu tiên bác sĩ phải làm là điều trị tâm bệnh, bởi vậy mà tâm của bác sĩ phải sáng, tinh thần phải thật thoải mái thì mới có thể điều trị được.
Tôi tin PGS.TS Vũ Bá Quyết từ chối ca mổ này là bởi ông hiểu hơn ai hết mổ xong chưa phải đã là kết thúc, mà nó mới chỉ là bước khởi đầu cho một quá trình điều trị phức tạp. Y học bao gồm cả khoa học và nghệ thuật cuộc sống, nghệ thuật y khoa liên quan đến việc áp dụng các bí quyết kĩ thuật một cách có trách nhiệm và đạo đức. Tôn trọng quyền của người bệnh, nhưng không có nghĩa bất cứ điều gì người bệnh muốn thì bác sĩ đều phải đáp ứng.
Trên thế giới, tôi chưa tìm thấy quốc gia nào đưa ra điều luật cấm bác sĩ từ chối điều trị cho bệnh nhân, ngoại trừ trường hợp bệnh nhân cấp cứu. Ở các nước có nền y học và xã hội phát triển, như ở Mỹ, thì quy định trở nên rất rõ ràng. Luật điều trị y tế trong trường hợp khẩn cấp (EMTALA) được áp dụng cho tất cả các bệnh viện ở Hoa Kỳ và vùng lãnh thổ. Theo đó, bác sĩ không có quyền từ chối điều trị cho bệnh nhân thuộc diện khẩn cấp, bất kể họ có khả năng trả tiền hay không.
Ngược lại, EMTALA quy định với những bệnh nhân không thuộc diện cấp cứu thì bác sĩ có quyền từ chối điều trị hoặc hoãn điều trị với những lí do như: Bác sĩ quá bận rộn không đủ thời gian tiếp nhận bệnh nhân mới; Bác sĩ không có mối quan hệ với công ty bảo hiểm y tế của người bệnh; Bác sĩ không muốn điều trị loại bệnh mà người bệnh mắc phải; Người bệnh không có tiền điều trị hoặc không thanh toán đủ tiền trong quá trình điều trị; Bệnh nhân gây rối; Bác sĩ phát hiện ra bệnh nhân hoặc người hôn phối là luật sư y tế đang có vấn đề không đúng với bác sĩ…
Nhiệm vụ của bác sĩ là mang những kiến thức khoa học dựa trên khả năng và sự phán đoán của mình để điều trị cho bệnh nhân một cách tốt nhất, nhưng y học là một ngành khoa học có những giới hạn của nó, đặc biệt liên quan đến vấn đề văn hóa, tôn giáo, trách nhiệm và quyền lợi. Bởi vậy mà việc từ chối điều trị nếu mang lại lợi ích cho bệnh nhân, thì cũng là một việc làm có ý nghĩa nhân văn, nên thay vì phán xét, người bệnh và xã hội cần có cái nhìn đa chiều, thấu hiểu và cảm thông đối với bác sĩ, trong đó có PGS.TS Vũ Bá Quyết và tôi.
Theo: Bác sĩ Trần Văn Phúc
Leave a Comment