Trình bày về các hormon có tác dụng lên ống thận: Tên, nguồn gốc, tác dụng lên ống thận.

Trình bày về các hormon có tác dụng lên ống thận: Tên, nguồn gốc, tác dụng lên ống thận.

1. ADH
·    Nguồn gốc: sản xuất ở nhân trên thị vùng dưới đồi rồi tích trữ ở thùy sau tuyến yên
·    Bản chất : có 9 aa
·    Tác dụng: Tăng tái hấp thu ở ống lượn xa và ống góp → giảm số lượng nước tiểu (nên còn gọi là hormon chống bài niệu)
-   Người thiếu hụt ADH sẽ gây ra bệnh đái tháo nhạt
2. Aldosteron
·    Nguồn gốc: lớp cung vỏ thượng thận bài tiết
·    Bản chất: Steroid có 21C
·    Tác dụng:
-   Khi đến tế bào ống lượn xa và ống góp → hoạt hóa hệ gen ở nhân tế bào → tăng tổng hợp enzym và các protein tải → tăng tái hấp thu Na+, tăng đào thải K+ ở ống lượn xa và ống góp (thông qua bơm Na+ K+).
-   Đóng vai trò quan trọng trong điều hoà nồng độ Na+, K+ trong dịch ngoại bào.
3. Cortisol
·    Nguồn gốc: do lớp bó và lớp lưới tuyến vỏ thượng thận bài tiết.
·    Bản chất: steroid 21C được tổng hợp từ cholesterol hoặc Acetyl CoA.
·    Tác dụng: Cortisol có tác dụng rất yếu lên ống thận làm tăng tái hấp thu Na+và bài tiết K+ ở ống thận, giống aldosterol.
4. Progesteron
·    Nguồn gốc
-   Ở phụ nữ không có thai:
+     chủ yếu từ hoàng thể ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt,
+     nửa đầu chu kỳ nang trứng và tuyến vỏ thượng thận chỉ bài tiết một lượng rất ít progesteron.
-   Ở phụ nữ có thai : Rau thai bài tiết một lượng lớn progesteron, một lượng nhỏ do lớp bó và lớp lưới tuyến vỏ thượng thận bài tiết.
·    Bản chất : là hợp chất steroid tổng hợp từ cholesterol hoặc Acetyl CoA
·    Tác dụng: nồng độ cao → tăng tái hấp thu Na+, Cl-, ở ống lượn xa vì có cấu tạo gần giống với Aldosteron nên có khả năng cạnh tranh với Aldosteron để gắn với Re tiếp nhận ở tế bào biểu mô ống thận nhưng yếu hơn nhiều so với Aldosteron → thực chất cơ thể lại mất muối và nước vì không được tái hấp thu nhiều như khi có mặt Aldosteron.
5. Estrogen
·    Nguồn gốc:
-   Ở phụ nữ không có thai:
+     Buồng trứng bài tiết chủ yếu estrogen
¨  Nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt do các tế bào hạt của lớp áo trong nang trứng bài tiết
¨  Nửa sau chu kỳ kinh nguyệt do hoàng thể bài tiết
+     Một lượng nhỏ do lớp lưới tuyến vỏ thượng thận bài tiết.
-   Ở phụ nữ có thai: Rau thai bài tiết một lượng lớn estrogen
·    Tác dụng: Giống progesteron. Tác dụng này rất yếu trừ khi có thai.
5. Testosteron
·    Nguồn gốc: do tế bào Leydig ở khoảng kẽ tinh hoàn bài iết, phần nhỏ do lớp bó và lớp lưới tuyến tuỷ thượng thận bài tiết.
·    Tác dụng: tăng nhẹ tái hấp thu Na+ ở ống lượn xa
6. Para hormon (PTH)
·    Nguồn gốc: do tế bào chính tuyến cận giáp bài tiết
·    Tác dụng:
-   Giảm bài xuất Ca2+ ở ống thận
-   Tăng tổng hợp Ca2+ và Mg2+ở ống thận đặc biệt ở ống lượn xa và ống góp.
-   Giảm tái hấp thu PO43- ở ống lượn gầnlàm tăng đào thải PO43- qua nước tiểu
-   Có tác dụng làm tăng nồng độ Ca2+ máu và giảm PO43- máu.
7. Calcitolin
·    Nguồn gốc: do tế bào cạnh nang (tế bào C) nang giáp bài tiết.
·    Tác dụng của calcitonin lên ống thận yếu và ngược với tác dụng của parahormon, giảm tái hấp thu Ca2+.
8. Renin và hệ thống angiotensin:
·    Trong huyết tương Angiotensin do gan sản xuất.
·    Renin do tế bào của tổ chức cận cầu thận sản xuất (bản chất là một protein men phân tử nhỏ) → chuyển Angioensinogen → Angiotensin I, nhờ Coverting enzym (ACE)  → Angiotensin II (có 8 aa).
·    Tác dụng:
-   Kích thích lớp cầu của vỏ thượng thận bài tiết ra Aldosteron → tăng tái hấp thu Na+

-   Kích thích ống thận làm tăng tái hấp thu Na+
Trình bày về các hormon có tác dụng lên ống thận: Tên, nguồn gốc, tác dụng lên ống thận.
Nguồn Bác sĩ đa khoa

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.