Trình bày về các hormon có tác dụng lên tử cung: Tên, nguồn gốc, tác dụng lên tử cung.
Trình bày về các hormon có tác dụng lên tử cung: Tên, nguồn gốc, tác dụng lên tử cung.
1. Estrogen
· Nguồn gốc:
- Ở phụ nữ không có thai:
+ Buồng trứng bài tiết chủ yếu estrogen
¨ Nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt do các tế bào hạt của lớp áo trong nang trứng bài tiết
¨ Nửa sau chu kỳ kinh nguyệt do hoàng thể bài tiết
+ Một lượng nhỏ do lớp lưới tuyến vỏ thượng thận bài tiết.
- Ở phụ nữ có thai: Rau thai bài tiết một lượng lớn estrogen
· Tác dụng lên tử cung
- Tăng kích thuớctử cung ở tuổi dậy thì và khi có thai
- Kích thích sự phân chia lớp nền là lớp tái tạo ra lớp chức năng trong nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt.
- Tăng lưu lượng máu đến lớp niêm mạc chức năng: tăng tạo các mạch máu mới ở lớp chức năng và làm cho các mạch máu này trở thành động mạch xoắn cung cấp máu cho lớp niêm mạc chức năng. .
- Kích thích sự phát triển các tuyến niêm mạc. Tăng tạo glycogen chứa trong tuyến nhưng không bài tiết.
- Tăng khối lưọng tử cung, tăng hàm lượng actin và myosin đặc biệt là trong thời kỳ có thai.
- Tăng co bóp cơ tử cung. Tăng nhạy cảm của cơ tử cung với oxytoxin.
· Tác dụng lên cổ tử cung
- Làm tế bào biểu mô của niêm mạc cổ tử cung bài tiết một lớp dịch nhày, loãng, mỏng (→ tinh trùng dvào tử cung) → có thể kéo thành sợi dài khi được đặt vào lam kính → để khô → tinh thể hoá → hình ảnh dương xỉ → làm chỉ số đánh giá bài tiết estrogen nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt.
2. Progesteron
· Nguồn gốc:
- Ở phụ nữ không có thai:
+ chủ yếu từ hoàng thể ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt,
+ nửa đầu chu kỳ nang trứng và tuyến vỏ thượng thận chỉ bài tiết một lượng rất ít progesteron.
- Ở phụ nữ có thai : Rau thai bài tiết một lượng lớn progesteron, một lượng nhỏ do lớp bó và lớp lưới tuyến vỏ thượng thận bài tiết.
· Tác dụng lên tử cung:
- Quan trọng nhất là kích thích bài tiết ở niêm mạc tử cung trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt.
+ Lớp chức năng niêm mạc tử cung tăng sinh nhờ ảnh hưởng của estrogen nay → cấu trúc có khả năng bài tiết
+ Tuyến của niêm mạch tử cung dài ra, cuộn lại cong queo và bài tiết glycogen → chuẩn bị niêm mạc tử cung sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh vào làm tổ.
- Giảm co bóp cơ tử cung → ngăn đẩy trứng đã thụ tinh ra ngoài và tạo môi trường yên ổn cho bào thai phát triển.
· Tác dụng lên cổ tử cung:
- Progesteron kích thích tế bào tuyến niêm mạc CTC bài tiết một lớp dịch nhày, quánh, dày.
3. Oxytoxin
· Nguồn gốc: do vùng dưới đồi bài tiết và tích trữ ở thuỳ sau tuyến yên.
· Tác dụng:
- co tử cung mạnh khi đang mang thai đặc biệt càng gần cuối thời kỳ mang thai → liên quan đến cơ chế đẻ. Ở người nồng độ oxytoxin tăng trong khi đẻ đặc biệt là trong giai đoạn cuối.
- Ứng dụng: truyền oxytoxin để làm tăng số lưọng và chất lượng cơn co tử cung (đẻ chỉ huy). Chống chỉ định trong những trường hợp đẻ khó do ngôi ngược, ngôi bất thường, đa thai vì có khả năng gây ra vỡ tử cung ảnh hưởng đến thai và sản phụ.
4. Relaxin (làm mềm cổ tử cung khi sinh), prostaglandin
Nguồn Bác sĩ đa khoa
Leave a Comment