Trình bày về các hormon có tác dụng lên hệ xương: Tên, nguồn gốc, tác dụng lên hệ xương.

Trình bày về các hormon có tác dụng lên hệ xương: Tên, nguồn gốc, tác dụng lên hệ xương. 

1. GH
·    Nguồn gốc: do tế bào ưa acid ở thuỳ trước tuyến yên bài tiết.
·    Tác dụng lên xương
-   Kích thích mô sụn liên hợp đầu xương dài và mô xương phát triển do làm tăng protein ở các tế bào sụn và tế bào tạo xương.
-   Tăng tốc độ sinh sản các tế bào sụn và tế bào tạo xương.
-   Tăng chuyển các tế bào sụn thành các tế bào tạo xương.
-   Làm dày màng xương ở những điểm xương đã cốt hoá.
2. T3 T4
·    Nguồn gốc: do tế bào nang giáp bài tiết
·    Tác dụng: Làm tăng tốc độ phát triển cùng với GH (hormon thuỳ trước tuyến yên) điều hoà sự phát triển của cơ thể, có tác dụng biệt hoá tế bào.
-   Ở trẻ ưu năng tuyến giáp, sự phát triển của xương nhanh hơn → cao lớn hơn so với lứa tuổi nhưng đồng thời xương cũng trưỏng thành nhanh hơn, cốt hoá sớm hơn → thời kỳ trưởng thành của đứa trẻ ngắn lại và đứa trẻ có chiều cao của người trưởng thành sớm hơn.
-   Ở trẻ nhược năng tuyến giáp, mức phát triển sẽ chậm → không phát hiện, điều trị sớm → lùn không cân đối.
3. Calcitonin
·    Nguồn gốc: do tế bào cạnh nang ( tế bào C) của nang giáp bài tiết
·    Tác dụng:
-   Giảm hoạt động của các tế bào huỷ xương do đó chuyển dịch cân bằng theo hướng lắng đọng các muối Ca ở xương.
-   Giảm hình thành các tế bào huỷ xương mới. Tác dụng này thường kéo dài.
4. Parahormon (PTH)
·    Nguồn gốc: do tế bào chính tuyến cận giáp bài tiết
·    Tác dụng:
-   Kích thích tế bào xương và tế bào tạo xương hoạt hoá bơm canxi bơm ion Ca từ dịch xương vào dịch ngoại bào làm giả phong ion Ca từ dịch xương vào máu.
-   Hoạt hoá các tế bào huỷ xương (tác dụng ngay tức khắc)
-   Hình thành các tế bào huỷ xương mới
·    Có tác dụng tăng nồng độ Ca trong máu
5. Estrogen
·    Nguồn gốc:
-   Ở phụ nữ không có thai:
+     Buồng trứng bài tiết chủ yếu estrogen
¨  Nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt do các tế bào hạt của lớp áo trong nang trứng bài tiết
¨  Nửa sau chu kỳ kinh nguyệt do hoàng thể bài tiết
+     Một lượng nhỏ do lớp lưới tuyến vỏ thượng thận bài tiết.
-   Ở phụ nữ có thai: Rau thai bài tiết một lượng lớn estrogen
·    Tác dụng
-   Kích thích hoạt động của tế bào tạo xương đặc biệt vào tuổi dậy thì → cơ thể phát triển nhanh.
-   Tăng lắng đọng Ca và P vào xương
-   Kích thích mô sụn phát triển.
-   Làm nở rộng khung chậu tạo dáng nữ.
6. Testosteron
·    Nguồn gốc: do tế bào Leydig ở khoảng kẽ tinh hoàn bài tiết, một phần nhỏ do lớp bó và lớp lưới tuyến vở thượng thận bài tiết,
·    Tác dụng lên xương: mạnh hơn Estrogen nên xương ở nam giới mạnh và vững chắc hơn
-   Phát triển sụn liên hợp và cốt hoá sụn ở đầu xương
-   Tăng lắng đọng P, Ca ở xương do đó làm tăng sức mạnh của xương
-   Tăng tổng hợp khung protein của xương
-   Làm dày xương

-   Tạo khung chậu hẹp, hình ống đặc biệt ở tuổi dậy thì khác với khung chậu ở nữ.
Trình bày về các hormon có tác dụng lên hệ xương: Tên, nguồn gốc, tác dụng lên hệ xương.
Nguồn bác sĩ đa khoa

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.