Dịch sởi lại tái xuất ở nhiều địa phương
Dịch sởi bùng phát trở lại ở nhiều địa phương như: Sơn la, yên bái, hòa bình, nghệ an,...
Sau một thời gian tạm yên ắng, dịch sởi lại đang có dấu hiệu trở lại, nhất là các địa bàn có tỷ lệ tiêm vét rất thấp. Đã ghi nhận những ca bệnh tại Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình và gần đây nhất là Nghệ An.
Sau một thời gian tạm yên ắng, dịch sởi lại đang có dấu hiệu trở lại, nhất là các địa bàn có tỷ lệ tiêm vét rất thấp. Đã ghi nhận những ca bệnh tại Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình và gần đây nhất là Nghệ An.
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, theo báo cáo mà Cục nhận được từ Trung tâm y tế dự phòng Nghệ An, thì dịch sởi đang xảy ra tại bản Piêng Cooc, xã Mai Sơn, huyện Tương Dương. Theo đó tại địa phương này đã ghi nhận 49 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi; chủ yếu 1-12 tuổi.
“Đây là bản của đồng bào dân tộc H’Mông và Thái, là khu vực này giáp với một bản của Lào đang có dịch sởi. Điều kiện giao thông đi lại ở đây rất khó khăn, tỷ lệ tiêm vắc xin sởi các năm trước đây thấp nên có nguy cơ bùng phát dịch sởi”, TS Phu nói.
Trước diễn biến dịch sởi tại đây, để kịp thời khống chế, không để lan rộng dịch, Cục Y tế dự phòng đã có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế Nghệ An đề nghị cần tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm để tiến hành cách ly, xử lý ổ dịch một cách triệt để; tập trung các nguồn lực tổ chức, khám, điều trị chăm sóc và cách ly các bệnh không để xảy ra các trường hợp tử vong cũng như lây chéo trong cơ sở y tế. Đồng thời, cử các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động xuống địa bàn để hỗ trợ địa phương cứu bệnh nhân.
Bên cạnh đó, Cục cũng yêu cầu địa phương tổ chức tiêm chủng vắc xin ngay đối với các huyện, xã thuộc vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng giáp biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi có nguy cơ xảy ra dịch.
Đáng nói, trước khi dịch sởi xảy ra tại nhiều địa phương, con số tỷ lệ trẻ được tiêm chủng vắc xin được báo cáo “rất đẹp”, đến 90% trẻ trong độ tuổi được tiêm chủng đúng lịch. Thế nhưng dịch vẫn xảy ra, và phần 10% xót lại thường rơi vào các xã vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc, điều kiện đi lại khó khăn.
“Như Nghệ An báo cáo tỷ lệ tiêm chủng của cả tỉnh đạt rất cao trên 96% nhưng có xã lại rất thấp. Và đây là lý do dù tỷ lệ tiêm chủng chung rất cao nhưng dịch sởi vẫn xảy ra tại các vùng “lõm tiêm”. Và đây là trách nhiệm của các địa phương, các địa phương cần tìm các phương án để tăng tỷ lệ tiêm chủng tại các xã vùng sâu, vùng xa này”, ông Phu nói.
Hiện nay, chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi – rubella cho 23 triệu trẻ em trong độ tuổi 1 – 14 tuổi cũng đang diễn ra trên toàn quốc. “Bộ Y tế yêu cầu tỷ lệ tiêm mũi sởi-rubella phải đạt 95-100%, không phải trên quy mô tỉnh mà xã. Nếu không cứ để một xã cao, xã bên cạnh thấp thì bệnh sẽ rất dễ lây lan. Các tỉnh phải thống kê từ xã, huyện, tỉnh; sau này điều tra địa phương không tiêm được 95% thì nơi đó phải chịu trách nhiệm. Bộ có kiểm tra giám sát, nhưng chính quyền địa phương vẫn là chính”, cục trưởng Phu nói.
GS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng rất lo ngại những khó khăn trong chiến dịch tại các vùng sâu, vùng xa này. Vì thế, để chuẩn bị tốt cho chiến dịch, tại các vùng khó khăn, Bộ Y tế đã có sự phối hợp với chính quyền, với bộ đội biên phòng, quyết tâm triển khai tiêm vắc xin tới những địa phương dù khó khăn nhất. Bộ Y tế cũng chỉ đạo các địa phương cần tổ chức tiêm vét hợp lý, hạn chế thấp nhất nguy cơ trẻ bị bỏ sót tiêm chủng sau hoãn tiêm.
Tổng hợp Bác Sĩ Đa Khoa
Leave a Comment