Tìm hiểu về Dịch Ebola - Cách phòng tránh Dịch Ebola - Virus Ebola

Tìm hiểu dịch Ebola - Bệnh do virus Ebola

Tìm hiểu Dịch Ebola - Cách phòng tránh dịch Ebola, Virus Ebola đang tăng trưởng lây lan một cách chóng mặt trên thế giới tính từ đầu năm đã tăng lên hơn 9000 ca, tử vong trên 4447 ca do Virus Ebola.

Tìm hiểu dịch Ebola - Bệnh do virus Ebola

Tìm hiểu dịch Ebola - Bệnh do virus Ebola

Bệnh do virus Ebola ( ngày trước được gọi là sốt xuất huyết do virus Ebola) là một bệnh nặng và thường gây tử vong ở nam giới.
• Người ta ghi nhận hiện nay, tỉ lệ tử vong cho người nhiễm virus Ebola lên tới 90%
• Những người nhiễm bệnh dịch Ebola  thường ở những ngôi làng hẻo lánh ở Trung Phi và Tây Phi, gần những khu rừng mưa nhiệt đới.
Virus Ebola truyền cho người xuất phát từ động vật hoang giã và tiếp tục lây truyền cho trong dân cư  truyền giữa người với người.
• Người ta nghĩ rằng loài rơi ăn hoa quả thuộc họ pretopus là vật chủ kí sinh tự nhiên của virus Ebola
• Những người bị bệnh nặng cần được điều trị hồi sức. Chưa có vaccine hay phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho cả người và động vật.
________________________________________

Tìm hiểu Virus Ebola

Virus Ebola xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1976, khi hai người nhiễm ở Nzara (Soudan) và ở Yambuku (cộng hòa dân chủ  Congo). Yambuku nằm gần sông Ebola, cũng là nơi xuất phát cái tên của căn bệnh này
Gen của virus Ebola là 1 trong 3 thuộc sở hữu của họ Filoviridae , thuộc giới Marburgvirus et Cuevavirus. Bao gồm 5 loài riêng biệt
Ebolavirus Bundibugyo (BDBV);
Ebolavirus Zaïre (EBOV);
Ebolavirus Reston (RESTV);
Ebolavirus Soudan (SUDV);
Ebolavirus Forêt de Taï (Taï Forest TAFV).
Không giống như RESTV và TAFV, BDBV, EBOV và SUDV có liên quan đến sự bùng phát lớn các bệnh virus Ebola ở châu Phi. Các RESTV loài tìm thấy ở Philippines và Trung Quốc, có thể lây nhiễm sang người, nhưng nó chưa bao giờ được báo cáo cho đến nay các trường hợp bệnh hoặc tử vong .

Tìm hiểu về Dịch Ebola - Cách phòng tránh Dịch Ebola - Virus Ebola
Tìm hiểu về Dịch Ebola - Cách phòng tránh Dịch Ebola - Virus Ebola

Nhà khoa học phát hiện ra Virus Ebola

Gần 40 năm trước, nhà khoa học trẻ người Bỉ bắt đầu hành trình nghiên cứu ở khu vực hẻo lánh của Congo, với nhiệm vụ tìm hiểu nguyên nhân khiến nhiều người dân tử vong vì một căn bệnh nguy hiểm nhưng chưa từng được biết đến.
Nhà khoa học phát hiện ra Virus Ebola (Piot)
Peter Piot (phải) tại phòng thí nghiệm của Viện Y học Nhiệt đới ở Antwerp, Bỉ, năm 1976. Ảnh: BBC
Theo Piot, trong các trường hợp không có vaccine và phương pháp điều trị, lời khuyên cho các đợt bùng nổ dịch bệnh là những biện pháp tương tự từng được thực hiện trong những năm 1970. "Xà phòng, găng tay, cách ly bệnh nhân, không tái sử dụng kim tiêm và cách ly người bệnh - về mặt lý thuyết vì sẽ rất dễ nhiễm virus Ebola", ông nói.

Trên thực tế, nhiều yếu tố khác cũng có thể khiến việc ngăn chặn dịch trở nên khó khăn, trong đó có sự kỳ thị của cộng đồng, văn hóa tín ngưỡng hay niềm tin rằng đây là một căn bệnh do ma thuật. Nhà nghiên cứu khẳng định đây không phải căn bệnh do đói nghèo hay sự khác thường về sức khỏe của con người. Do đó, việc cung cấp thông tin, sự tham gia của người đứng đầu các cộng đồng người, hay phương pháp y tế là những nhân tố hết sức quan trọng trong cuộc chiến chống lại virus nguy hiểm này.

Cách phòng ngừa Virus Ebola:

Virus Ebola không phải là virus tồn tại trong không khí mà lây truyền sang người khi tiếp xúc gần với dịch thể của người nhiễm hay chết do nhiễm virus. Hiện chưa có vắcxin phòng bệnh hay phương pháp điều trị đặc hiệu.

Để phòng chống dịch Bệnh do Virus Ebola, người dân cần lưu ý vệ sinh cá nhân, tránh tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết của người, động vật nhiễm bệnh; Không cầm/nắm các vật có thể đã tiếp xúc với máu, dịch tiết của người, động vật nhiễm bệnh trước đó; Nếu đang ở vùng có dịch mà xuất hiện các triệu chứng (sốt, đau đầu, đau họng, ỉa chảy, nôn, đau dạ dày, phát ban, đỏ mắt) cần đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Ngoài ra, cần tránh tiếp xúc với các động vật có nguy cơ cao nhiễm vi rút Ebola (ví dụ như: dơi ăn quả, khỉ, hay vượn) tại khu vực có rừng nhiệt đới. Không giết mổ động vật nghi ngờ bị nhiễm bệnh.  Thịt và tiết canh của động vật nên được nấu chín kỹ trước khi ăn.


Nguồn Bác Sĩ Đa Khoa
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới




Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.