Dịch Ebola - Virus Ebola Luôn rình rập quanh các phu mộ chôn thi thể người nhiễm Ebola
Dịch Ebola cho tới hôm nay 12/8/2014 đã cướp đi sinh mạng của hơn 1000 người và đang lây lan chóng mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Tây Phi đã có hơn 1800 ca mắc, với 1031 ca tử vong. Bộ Y tế nhận định dịch Ebola diễn biến rất phức tạp.
Nhóm phu mộ chuyên chôn cất nhưng thi thể chết vì dịch Ebola đang làm việc tại Liberia được xem là nhóm làm công việc nguy hiểm nhất thế giới, họ phải chuyển thi thể nhiễm dịch Ebola trong cái nắng gay gắt, và trong sự đe dọa của người dân.
Nhóm Phu Mộ Thi Thể Nhiễm Virus Ebola |
Trích lời một người trong nhóm phu mộ cho thi thể nhiễm Virus Ebola:
"Chúng tôi từng bị các đám đông tấn công nhiều lần", Mark Korvayan, người đứng đầu đội chôn cất, nói. Ông vừa chỉ vào vết sẹo trên cái đầu trọc lốc trong lần bị tấn công gần đây vừa cho biết đội chôn cất hiện giờ thường xuyên được cảnh sát hộ tống. "Việc hộ tống có giúp ích thêm nhưng đây vẫn là công việc nguy hiểm"
Việc tiếp xúc với các thi thể nhiễm Virus Ebola là không thể tránh khỏi, nên các khớp nối quần áo bảo vệ cũng được cách ly đặc biệt, dán băng dính, nguyên việc mặc đồ bảo hộ cũng đã mất 20 phút.
Thường có một chất lỏng chảy ra từ thi thể khi chúng tôi nâng các thi thể lên", ông Korvayan vừa nói vừa giúp một đồng nghiệp mặc đồ bảo hộ. "Chúng tôi phải rất thận trọng". Nhiệm vụ tiếp theo là bọc thi thể một phụ nữ vừa chết vào trong một túi nhựa rộng và chuyển lên chiếc xe tải đợi sẵn
Đây là một công việc mệt mỏi dưới cái nắng nóng của Liberia. Thành viên đội chôn cất phải tháo bỏ bộ đồ sau mỗi 45 phút do quá nóng. Đội chôn cất còn làm việc ngay cả trên những con phố bởi nhiều nhân viên y tế Liberia quá sợ hãi nên đã từ bỏ công việc, đóng cửa nhiều trung tâm y tế ngay thời điểm cần thiết nhất.
Liberia được cho là yếu kém nhất trong số những quốc gia đang chịu ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch Ebola, cùng với Nigeria, Guinea và Sierra Leone. Tổ chức Y tế Thế giới hôm 8/8 đã ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với dịch bệnh do virus Ebola gây ra.
Chỉ trong chiều 8/8, đội chôn cất đã trả lời 5 cuộc gọi, phần lớn trong số này gọi tới "các đường dây nóng" khẩn cấp do chính phủ thiết lập. Việc tiếp cận các địa điểm trong những khu ổ chuột như mê cung ở Monrovia vốn đã là một thử thách, và không phải mọi chuyến đi đều diễn ra theo kế hoạch.
Cuộc gọi đầu tiên là từ Rotu Town. Một cuộc cãi vã đã xảy ra ngay giữa những con đường ngập nước khi gia đình nạn nhân từ chối bàn giao thi thể.
Nhóm Phu Mộ Thi Thể Nhiễm Dịch Ebola |
Deacon Steven F Cooper gọi tới đường dây nóng sau khi người chị em gái của ông qua đời vào buổi chiều hôm trước, do căn bệnh được ông cho là vàng da. Cooper gọi đội chôn cất với mục đích chính là để họ xác nhận suy đoán của mình. Tuy nhiên, đội chôn cất lại chỉ muốn tiếp nhận thi thể, khiến Cooper ngừng hợp tác.
"Cô ấy không chết do dịch Ebola. Nếu tôi nghĩ cô ấy nhiễm bệnh, tôi sẽ không tới bất kỳ nơi nào xung quanh đây", ông Cooper nhấn mạnh. "Chúng tôi gọi cho đường dây nóng cả ngày để đội nhân viên tới và xóa bỏ nghi ngờ trong cộng đồng. Nhưng giờ điều đó lại không xảy ra".
Tại địa điểm khác, đám đông đứng nhìn một cách trật tự khi đội chôn cất di dời thi thể của Tama Counde Sr., 63 tuổi, từ căn lán. Senior qua đời chưa đầy một tuần sau khi vợ ông mất.
"Tôi không rõ họ có vấn đề gì không, nhưng khi mẹ mất, mọi người bỏ mặc chúng tôi. Cha tôi tự tay đặt thi thể bà vào quan tài", Counde Jr., người con trai 34 tuổi, nói. "Có thể virus đã lây sang ông lúc đó".
Những gia đình thông báo về trường hợp tử vong không được tưởng thưởng xứng đáng vì đã làm đúng. Đội chôn cất chỉ đơn giản là đưa thi thể đi hỏa thiêu ngay lập tức mà không kiểm tra điều gì để làm rõ vấn đề cho thân nhân. Với hệ thống y tế đang bị gặp khó khăn, sự hỗ trợ tiếp theo là rất ít ỏi. Counde Jr. than phiền rằng giờ không còn ai tới thăm anh cả.
Nhân viên đội chôn cất xử lý thi thể của một phụ nữ tên là Johnson |
Trong cuộc gọi kế tiếp, một trưởng làng địa phương thông báo về một phụ nữ bị nôn mửa sống gần đó. "Cô ấy nôn mửa liên tục khiến mọi người không dám đến gần", Sa Harris, 48 tuổi, nói. "Đáng lẽ các bệnh viện phải hoạt động trở lại".
Trong hoàn cảnh bình thường, đám tang của Cecilia Johnson có thể đã được diễn ra đàng hoàng. Johnson qua đời hôm 7/8 do một căn bệnh chưa xác định. Gia đình cô sống ở St Paul's Bridge, khu ổ chuột tại thủ đô Monrovia.
Người thân Johnson phớt lờ sắc lệnh của chính phủ rằng phải chuyển giao thi thể cô gái để hỏa táng, do lo ngại sẽ bị cách ly nếu báo cáo. Thay vào đó, họ lén lút đưa thi thể Johnson tới nghĩa trang ở Cộng đồng Tyre Shop gần đó để chôn cất vào sáng hôm sau.
Vấn đề là không người dân nào muốn Johnson được chôn cất tại Cộng đồng Tyre Shop. Gia đình cô gái phải đối mặt với đám đông cư dân Tyre Shop đầy giận dữ, yêu cầu biết lý do tại sao lại đưa thi thể có nguy cơ nhiễm bệnh vào "nghĩa trang của họ".
Một vụ ẩu đả xảy ra và sau đó 8 giờ, thi thể Johnson vẫn nằm lại bên lề đường, trên chiếc xe cút kít han gỉ, vương vãi bùn và được che bằng một mảnh thảm. Hai người thân vẫn đứng cạnh chiếc xe dưới trận mưa xối xả của một cơn bão nhiệt đới, với hy vọng có thể tìm nơi an nghỉ cho Johnson.
Vụ việc trên cũng là trường hợp mà đội chôn cất Ebola của chính phủ Liberia phải xử lý. Tiếng còi xe vang lên ầm ĩ khi đoàn xe của đội chôn cất tới hiện trường tiếp nhận thi thể.
Ở những khu ổ chuột đông đúc, sự kỳ thị đối với Ebola là khá lớn. Những nỗi ám ảnh kinh hoàng giống như phim kinh dị, liên quan đến triệu chứng của căn bệnh. Nạn nhân nhiễm Ebola ở những giai đoạn về sau có thể xuất huyết ở mắt, khiến nhiều người tin rằng do những linh hồn quỷ dữ, chứ không phải do virus, gây ra. Những gia đình nghi có người thân mất do Ebola thường bị tẩy chay, giống như người thân của cô Johnson đang phải chịu đựng.
Trong vài giờ, đám đông nhìn chằm chằm vào hai người thân của Johnson. Nhóm tuần tra quân đội, được triệu tập để ngăn cuộc ẩu đả trước đó, phải dàn hàng để giữ. Ngoài ra, còn một yếu tố khác giúp hai người này không bị tấn công chính là nỗi lo sợ họ đều đã nhiễm bệnh.
"Mọi người ở đây tập trung xung quanh và nhìn chúng tôi", thân nhân đang đứng cạnh thi thể cô Johnson nói. "Hình như họ nghĩ rằng chúng tôi có vấn đề gì đó". Giống như nhiều gia đình mất người thân khác, ông không muốn thừa nhận Johnson chết do Dịch Ebola.
Cô gái bật khóc khi thi thể người bạn, bị nghi nhiễm Ebola, được chuyển đi hỏa táng |
Chẩn đoán cá nhân của ông cho rằng Johnson qua đời do biến chứng từ một vết thương khi bị trúng đạn trong "Thế chiến III", cuộc chiến đẫm máu lật đổ tổng thống Charles Taylor năm 2003. Tuy nhiên, kết luận này khiến cư dân Tyre Shop phải nghi ngờ.
"Chúng tôi hỏi họ đã có giấy kiểm tra chính thức chưa, họ nói 'chưa'", James Zeyzey, 37 tuổi, chủ tịch khu Cộng đồng Tyre Shop, nói. "Do đó, chúng tôi bảo họ đưa thi thể trở về và thế là xảy ra ẩu đả. St Paul's Bridge, nơi họ đến, được xem là khu vực có dịch Ebola. Chúng tôi không muốn mọi người chôn thi thể trong nghĩa trang của chúng tôi. Nó vốn đã không còn chỗ trống".
Thi thể cuối cùng được chuyển đi là của Shettema Bole, 41 tuổi, người vợ yêu dấu của Tamba Bole, 52 tuổi. Shettema qua đời vào buổi sớm cùng ngày. Khi đội chôn cất đưa thi thể Shettema ra khỏi căn nhà, một bài hát chợt vang lên giữa những cô con gái một cách nhẹ nhàng, nghe như tiếng thì thầm. "Mẹ đi đâu vậy mẹ ơi, sao mẹ nỡ rời bỏ chúng con khi còn trẻ như vậy?".
Tham khảo thêm các bài viết Dịch bệnh do Virus Ebola:
Tổng hợp: Bác Sĩ Đa Khoa
Theo Telegraph
Leave a Comment